Ngày nay, mỗi người đều có công việc để lo cho cuộc sống của mình. Tùy vào trình độ và điều kiện của mỗi người mà công việc có những tính chất, đặc thù riêng xứng đáng với tiền lương mình nhận được. Đối với nghề giúp việc hiện nay, mức lương hàng tháng cũng giúp họ đủ trang trải cuộc sống của mình.

Xem thêm: Nội dung và hình thức trả lương cho người lao động

Tuy nhiên không phải ai đi làm giúp việc cũng có được thu nhập ổn định và công việc phù hợp. Nhưng khi đến với Trung tâm giúp việc Hồng Doan, các bạn đi làm hoàn toàn yên tâm về công việc cũng như nhận được tiền lương xứng đáng với công sức của mình bỏ ra. Các bạn xem thêm thông tin chi tết tại: http://giupviechongdoan.com.

Giúp việc nhà qua trung tâm giúp việc

Giúp việc nhà qua trung tâm giúp việc

Ngoài ra, tại trung tâm người giúp việc có rất nhiều các dịch vụ việc làm như giúp việc ở lại, giúp việc theo giờ, giúp việc chuyên chăm bé, chăm người già,… để người đi làm có cơ hội chọn việc phù hợp với khả năng của mình nhất. Hôm nay, buy365.vn sẽ chia sẻ đến bạn về vấn đề tiền lương cho người lao động trong Bộ Luật Lao động như thế nào? Trích từ Bộ Luật Lao động nội dung sau:

Điều 90. Tiền lương 

  1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

  1. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
  2. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

>>> Chế độ lương, thưởng cho người lao động

Điều 91. Mức lương tối thiểu

  1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

  1. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
  2. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia

  1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.
  2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

  1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Nguồn: Trích từ Bộ Luật Lao động

5/5 - (1 vote)
 

Từ khóa: , , , , , ,