Bé bị tiêu chảy khi đi từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Phân tiêu ra lỏng, có nhiều nước hơn khác với ngày bình thường. Ví dụ bé đi tiêu nhiều lần trong 1 ngày mỗi lần chỉ ra vài hạt tròn như viên bi thì bé bị táo bón, nếu bú mẹ thì tiêu phân sệt, lúc tóe nước nhưng 2-4 hôm mới đi tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường. Những bé bị tiêu chảy thường có biểu hiện là khóc ít, không có nước mắt, lưỡi, môi khô, thóp lõm, mắt trũng, véo da.

Người ta phân loại tiêu chảy dựa trên 2 yếu tố như tính chất phân, thời gian tiêu chảy. Thời gian đợt tiêu chảy kết thúc trước 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy sau 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy hơn 30 ngày thì gọi là tiêu chảy mạn tính. Về phân thì nếu chảy phân có máu gọi là tiêu đàm máu/ lỵ dạng phân còn lại gọi là tiêu chảy phân nước.

Có 3 dạng bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em là tiêu chảy cấp tính phân nước/ tiêu chảy cấp, tiêu chảy cấp tính có máu trong phân gọi là tiêu đàm máu và tiêu chảy kéo dài.

Tiêu chảy làm mất nước và điện giải theo phân rất nguy hiểm, cơ thể bé nhanh chóng bị khô kiệt dẫn tới tử vong nếu như không bù nước nhanh và thích hợp. Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, trẻ ăn ít đi, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị giảm.

Chế độ ăn cho bé bị tiêu chảy là cân đối giữa sữa, thức ăn đặc, đầy đủ dưỡng chất phù hợp với lứa tuổi. Khi bé bị tiêu chảy chức năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn đặc, sữa đều bị tổn thương. Nếu như bé ăn lệch quá nhiều một loại thức ăn cũng sẽ làm quá tải phần ruột này.

Thắc mắc hay gặp khi bé bị tiêu chảy

Thắc mắc hay gặp khi bé bị tiêu chảy

Một số tác nhân gây bệnh làm tổn thương chủ yếu phần ruột như đường latose của sữa. Bé nên giảm sữa hoặc dùng ít hoặc không có đường latose. Dấu hiệu nhận ra điều này là bé tiêu chảy nhiều hơn sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có mùi chua, hăm đỏ vùng da hậu môn. Một số bác sĩ đề nghị đổi sữa khác.

Với bé bú mẹ cần bú nhiều hơn, và cho bé bú lâu hơn, cho bé ăn nhiều bữa, thêm ít nhất 2 bữa nữa so với những ngày bình thường. Với các bé ăn dặm thì đồ ăn cần nấu nhừ, cho bé ăn thêm trái cây tươi như cam, nho, chuối, xoài, mãng cầu.Thức ăn hàng ngày của các bé bị tiêu chảy trước đây đều có thể dùng ăn được không nên ăn kiêng, không nên pha loãng sữa. Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để ruột nghỉ ngơi. Với những bé bị tiêu chảy vẫn có khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho bé ăn sớm có tác dụng tốt tiến trình của bệnh.

Tiêu chảy thường giảm sau 5-12 ngày khi bé bắt đầu chơi, đòi ăn trở lại lúc ngày cho bé ăn thêm mỗi ngày một bữa. Một số bé bị tiêu chảy là diễn biến phức tạp do vậy bác sĩ thường dặn sẽ tái khám.

Khi bé thấy hiện tượng bỏ bú, mệt, bỏ ăn, trẻ khát nước, ói liên tục, tiêu phân có máu, sốt, khó đánh thức, giật mình…cần đưa bé tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

5/5 - (1 vote)