Ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã “chụp” lại những gam màu đặc trưng của mùa thu đất kinh kỳ: màu vàng – đỏ của lá, trắng của hoa sữa, xanh của cốm…

Hinh_anh_thieu_nu_lang_man_trong_chieu_thu_Ha_Noi_Anh_Thien_Ma

Mở đầu bài “Nhớ mùa Thu Hà Nội”, Trịnh Công Sơn viết: “Hà Nội mùa thu. Cây cơm nguội vàng. Cây bàng lá đổ. Nằm kề bên nhau. Phố xưa nhà cổ. Mái ngói thâm nâu”. Lá cây cơm nguội rất giống lá cây trứng cá trong miền Nam. Khi mùa thu đến, lá cây cơm nguội ngả màu vàng. Quả cơm nguội màu xanh đen có vị nhạt. Cây cơm nguội đã trở thành một phần của mùa thu Hà Nội, như hương sữa ban đêm, cốm vỉa hè…

cay_bang_Anh_Tuan_Mark3

Cây cơm nguội ở Hà Nội giờ không còn có nhiều. Trước đây, người ta còn thấy “cây mùa thu” này trên phố Lý Thường Kiệt, Bờ Hồ, bây giờ chủ yếu còn ở 2 bên đường Yên Phụ với lá vàng, đẹp hơn tranh vào tháng 10.

Ngoài sắc vàng, trong tranh của vị nhạc sĩ còn có sắc đỏ của lá bàng. Không thật rộ, nhưng bàng bắt đầu đỏ lá vào mùa thu, trước khi thay những chồi non.

Các tuyến phố có nhiều cây bàng gồm Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Hàng Cân, Cửa Nam, ngõ Hàng Bột, Phùng Hưng…

com

Không chỉ có cảnh vật, thu Hà Nội còn được chào đón “Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”. Những người phụ nữ với gánh hàng cốm xanh non rảo bước trên những con phố, ngõ vào mùa thu là hình ảnh rất dễ thấy.

Nổi tiếng nhất là cốm làng Vòng, ngoài ra còn có cốm Lủ, cốm Mễ Trì. Cốm xanh dẻo thơm thường được dùng làm món chả cốm hoặc dùng để nấu chè, ăn với chuối tiêu.

hotay2

Một không gian mênh mông mờ trong sương của mặt nước Hồ Tây như trong lời hát: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”.

hotay

Dạo trên những con đường Trích Sài, Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi chạy bao quanh hồ, bạn vừa ngắm mặt hồ vừa được hít hà hơi thở mùa thu pha hương hoa sữa.

5/5 - (1 vote)
 

Từ khóa: , ,